Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu phân tích chuyên sâu, phương pháp ABC ngày càng mở rộng theo hướng phân tích đa chiều, tích hợp thêm các yếu tố ảnh hưởng như thời gian tồn kho, mức độ ưu tiên trong quy trình, và sự biến động của nhu cầu.
I. Giải pháp Layout Theo Quy Tắc ABC Trong Cấu Hình Hệ Thống Kho Hàng
Trong quản lý kho hàng hiện đại, cấu hình và thiết kế layout đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tối ưu hóa không gian lưu trữ, tăng cường hiệu suất và giảm chi phí vận hành.
Một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả trong thiết kế layout là áp dụng quy tắc ABC – một nguyên tắc phân loại hàng hóa dựa trên:
1 - Giá trị hoặc sản lượng suất.
2 - Tần suất sử dụng.
3 - Hoặc các yếu tố khác bằng mô hình tứ phân vị (chúng tôi sẽ mở rộng cho các bạn phương pháp phân tích đa chiều ở bài tiếp theo).
II. ABC slotting nhằm mục đích giúp các kho vận
1. Giảm thời gian lấy hàng và chi phí vận hành: biều đồ bên dưới giúp chúng ta hình dung dễ hơn vì sao giảm thời gian lấy hàng sẽ giảm đáng kể chi phí vận hành kho về kế hoạch nhân sự. Vì kho vận đóng vai trò là nguồn vốn tồn đọng và dịch vụ tồn kho cần được kiểm soát trong kế hoạch tài chính, do đó ứng dụng ABC là phương pháp giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh cho dịch vụ tồn kho.
2. Quản lý kho dễ dàng: Phương pháp ABC bắt buộc người dùng cần phải đảm bảo các điều kiện tiên quyết về:
a. Phân loại các nhóm sản phẩm có cùng đăc tính lưu kho, đơn vị tồn kho (thùng/cái/pallet/… và không được lẫn lộn các loại đơn vị với nhau);
b. Xác định rõ mức MOQ của kế hoạch xuất hàng;
c. Phân loại ABC cho từng nhóm sản phẩm có cùng đăc tính lưu kho.
Do đó, việc ứng dụng ABC tuy gây một chút khó khăn cho quá trình nhập hàng chỉ định theo cấu hình hệ thống, song nó đem lại hiệu quả tồn kho tối ưu trong việc tận dụng pickface, và khu vự lưu trữ hơn là việc để nhiều vị trí không tối ưu.
3. Xác định ưu tiên lưu trữ và luân chuyển hàng hóa: như đề cập bên trên, ABC giúp xác định hàng hóa thỏa mãn nhiều mức độ ưu tiên, từ đó doanh nghiệp có thể xác định bao nhiêu khu vực cần phải thực hiện châm / hạ hàng cho việc lấy hàng lẻ hoặc đơn theo tần suất. Việc xác định sản lượng tối thiểu cần phải châm hàng vào kệ lấy hàng giúp tạo một quy trình xuyên suốt vào mỗi cuối tuần khi kiểm kê.
4. Giảm tối thiểu thời gian kiểm kê sản phẩm: ABC là liều thuốc chữa bệnh cho các vấn đề về kiểm kê hàng tuần (cycle count) và kiểm kê toàn kho (wall-to-wall count) khi nó giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận các khu vực kho có mức biến động cao và nhanh chóng xác định sai lệnh tồn kho với số lần kiểm kê tối thiểu.
III. Khởi nguồn và sự phát triển của ABC slotting
Phương pháp ABC trong quản lý kho hàng ban đầu xuất phát từ Nguyên tắc Pareto (hay Quy tắc 80/20), dựa trên quan sát rằng 20% các mặt hàng thường chiếm đến 80% giá trị hoặc khối lượng xuất hàng. Ban đầu, ABC được sử dụng để phân loại hàng hóa dựa trên tần suất luân chuyển và giá trị sản phẩm, giúp các công ty xác định và ưu tiên nhóm hàng có ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu và lợi nhuận.
Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu phân tích chuyên sâu, phương pháp ABC ngày càng mở rộng theo hướng phân tích đa chiều, tích hợp thêm các yếu tố ảnh hưởng như thời gian tồn kho, mức độ ưu tiên trong quy trình, và sự biến động của nhu cầu. Thay vì chỉ dừng lại ở phân loại đơn biến, các thuật toán phân vị (quartile và percentile) được áp dụng để tạo mô hình tứ phân vị, giúp phân tích và so sánh đa chiều chi tiết hơn. Phương pháp này cho phép các nhà quản lý kho hàng đưa ra quyết định tối ưu hơn, tăng hiệu quả quản lý tồn kho và cải thiện khả năng đáp ứng nhanh chóng trong bối cảnh nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp.
Điều kiện khi thực hiện ABC slotting:
1. Hàng hóa có chung đặc tính tồn kho.
2. Doanh nghiệp có thông tin xuất hàng hàng ngày theo từng SKU và vị trí.
3. Doanh nghiệp có nhiều hơn 1 leadtime giao hàng.
4. Chỉ ứng dụng cùng 1 loại đơn vị tồn kho (không lẫn lộn giữa đơn vị cái / thùng / pallet,…)
IV. Ứng Dụng Quy Tắc ABC Trong Thiết Kế Layout Kho
Khi áp dụng quy tắc ABC trong cấu hình hệ thống, việc thiết kế layout theo các nguyên tắc dưới đây có thể cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành:
1. Lưu Trữ Gần Khu Vực Xuất Nhập Hàng Cho Nhóm A: Các mặt hàng thuộc nhóm A nên được đặt tại các vị trí gần lối ra vào hoặc các khu vực dễ tiếp cận nhất. Việc này giảm thiểu thời gian di chuyển và tăng cường tốc độ xuất hàng, đáp ứng nhanh nhu cầu sử dụng cao của nhóm hàng này.
2. Vị Trí Trung Tâm Cho Nhóm B: Các mặt hàng nhóm B có thể được đặt ở các vị trí trung tâm của kho, nơi không quá xa khu vực xuất nhập nhưng cũng không chiếm các vị trí dễ tiếp cận nhất. Điều này giúp tối ưu hóa quỹ đạo di chuyển và đảm bảo rằng hàng hóa nhóm B luôn có thể tiếp cận mà không cản trở nhóm A.
3. Lưu Trữ Ở Vị Trí Xa Cho Nhóm C: Do nhóm C ít được xuất nhập, các mặt hàng này có thể được đặt ở các vị trí xa hơn hoặc ở các kệ cao hơn trong kho. Nhờ đó, các vị trí thuận tiện hơn có thể dành cho các nhóm hàng quan trọng.
Kết Luận:
Quy tắc ABC khi áp dụng trong cấu hình layout kho hàng là một giải pháp hiệu quả để tối ưu hóa không gian và nguồn lực. Cách tiếp cận này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất vận hành mà còn mang lại sự linh hoạt trong quản lý kho, đặc biệt hữu ích trong môi trường kho hàng phức tạp và có tính cạnh tranh cao.
vui lòng ủy quyền